PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG THCS HỒNG QUANG
Video hướng dẫn Đăng nhập
        UBND HUYỆN THANH MIỆN                                                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS HỒNG QUANG                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

        Số:  01 /KH-THCS                               

    Hồng Quang, ngày 02  tháng 1  năm 2012

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG THCS HỒNG QUANG GIAI ĐOẠN 2012 – 2017

---------------------------

     Trường THCS Hồng Quang, Thanh Miện được thành lập năm 1965 trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển với các giai đoạn. Dù trong giai đoạn nào ở mọi hoàn cảnh khó khăn, thách thức thì tập thể các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường đều nhiệt tình, tâm huyết, đầy trách nhiệm luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tạo niềm tin tưởng với Đảng bộ và nhân dân trong xã.

     Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2012-2017, tầm nhìn 2017 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Hồng Quang là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị       quyết TW 8 ( Khoá XI) của Đảng CSVN và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hồng Quang lần thứ XXIII ; Đại hội đảng bộ huyện Thanh Miện lần thứ XXIII . Cùng các trường THCS xây dựng ngành giáo dục huyện Thanh Miện  phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.

I. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG:

1. Điểm mạnh.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 30; trong đó: BGH: 2, giáo viên: 24, nhân viên: 4.

Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. 45.8% giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên.

           Tỷ lệ giáo viên hiện nay cơ bản đảm bảo và dạy đủ số tiết, số môn theo quy định giáo viên đứng lớp.

- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Chất lượng học sinh năm học 2010-2011:

+ Xếp loại học lực : Giỏi: 13,4% ; Khá: 45,3%; TB: 34,2% ; Yếu: 6,9% ; Kém 0,2%.

+ Xếp loại hạnh kiểm  Tốt: 67.5 %; Khá: 21.5% ; TB: 10 %; Yếu 1 %.

+ Học sinh thi vào THPT đạt 70 % số học sinh dự thi, đứng thứ 85/272

trường trong tỉnh.

+ Học sinh giỏi cấp huyện: 30 em.

+ Học sinh giỏi cấp tỉnh: 2 em.

- Cơ sở vật chất: Tổng diện tích khuôn viên trường 9355m2

+ Phòng học: 9

+ Phòng học bộ môn: 4

+ 01 khối phòng hành chính.

Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại.

- Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục huyện Thanh Miện , được Đảng Bộ và nhân dân tin tưởng.

+ Năm học 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011 ; 2011-2012 Được nhận giấy khen  Tập thể lao động Tiên Tiến của Chủ tịch UBND huyện Thanh Miện .

+ Năm học 2011-2012 được UBND tỉnh Hải Dương công nhận trường đạt Chuẩn Quốc Gia.

+ Năm học 2009 – 2010: Nhận được giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Thanh Miện. Có thành tích xuất sắc 4 năm thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" 2007-2010.

+ Năm 2010-2011: nhận được giấy khen của chủ tịch UBND huyện Thanh Miện: có thành tích xuất sắc về kết quả học sinh thi vào THPT năm học 2010-2011.

+ Năm 2011-2012: nhận được giấy khen của PGD&ĐT huyện Thanh Miện: Trường đạt giải ba Hội thi giáo viên giỏi cấp THCS .....

2. Điểm hạn chế.

- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:

+ Đánh giá chất lượng chuyên môn và các hoạt động giáo dục của giáo viên còn  mang tính động viên, chưa thực chất.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Một số giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế.

- Chất lượng học sinh: 45,7% học sinh có học lực TB và yếu, ý thức học tập, rèn luyện chưa cao.

- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại. Phòng học bộ môn còn thiếu về số lượng và chưa đúng quy cách, thiết bị dạy học thiếu và xuống cấp;chưa có nhà tập đa năng, ...

3. Thời cơ.

        - Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng tình hình kinh tế - xã hội của xã đã có những bước phát triển ổn định, đời sống người dân đã có những cải thiện đáng kể, nhân dân ngày càng tin tưởng sâu sắc hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, ra sức thi đua lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  

- Công tác xã hội hoá giáo dục, đã có nhiều chuyển biến tích cực, cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Gia đình - Xã hội đã nêu cao cộng đồng trách nhiệm trong công tác giáo dục con, em mình.

- Nhà trường luôn tạo được lòng tin của Đảng Bộ và nhân dân trong xã.

4. Thách thức:

- Là xã chủ yếu sống bằng nghề nông. Cách trung tâm huyện thị gần 10km. Phần lớn phụ huynh học sinh làm ăn xa, các em gửi ở nhà cho ông bà hoặc anh em tự quản nhau học tập. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong xã còn nhiều.

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

5. Xác định các vấn đề ưu tiên.

Xây dựng văn hóa nhà trường gắn với lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2:

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

- Đổi mới công tác quản lý, áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường.

- Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

 - Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:

1. Tầm nhìn.

Trường THCS Hồng Quang là một trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh và giáo viên luôn có khát vọng học tập suốt đời, có tư duy độc lập và sáng tạo để nâng cao lợi ích bản thân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

2. Sứ mệnh.

Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh ,kỷ cương, chăm sóc để phát huy phẩm chất riêng, biết sáng tạo, có năng lực tư duy cho mỗi học sinh.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.

- Tính hợp tác                                                     - Lòng nhân ái

- Tính sáng tạo                                                   - Lòng tự trọng

- Tính trách nhiệm                                             - Lòng bao dung

                                Khát vọng vươn lên

 

4. Phương châm hành động:

“Chất lượng giáo dục là thương hiệu của nhà trường"

III. MỤC TIÊU CHUNG, CHỈ TIÊU CỤ THỂ.

1. Mục tiêu chung.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

2. Chỉ  tiêu cụ thể.

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường trên 60%, cấp huyện trên 40%, cấp tỉnh trên 20% tỷ lệ giáo viên đứng lớp.

- Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính.

- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 40% .

- Có trên 70 % cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học.

- Hằng năm đạt các danh hiệu thi đua: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trên 15%, Lao động tiên tiến 70%.

2.2. Học sinh

- Qui mô:   Lớp - học sinh/ năm học

Năm 2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

13

489

13

500

13

479

13

477

12

438

12

434

 

 

- Chất lượng học tập:

+ Trên 50% học lực khá, giỏi (15% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 4% không có học sinh kém.

+ Thi đỗ các trường PTTH trên địa bàn huyện: Trên 80 % số HS dự thi.

+ Thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh lớp 8, 9: xếp thứ từ 1-  6/20 trường trong huyện.

+ Xét TN THCS đạt trên 98% hàng năm

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức: có trên 90% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. Không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội.

2.3. Cơ sở vật chất.

- Đạt các tiêu chuẩn về quy định trường chuẩn giai đoạn 2.

- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp”

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

Nhiệm vụ:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá.

 - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.

 - Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Giải pháp:

- Mở các hội nghị, cỏc lớp bồi dưỡng cấp trường về các chuyên đề như : Ứng dụng CNTT trong dạy học, Dạy học các môn học văn hoá tích hợp với giáo dục đạo đức, Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giác dục kỉ luật tích cực; giáo dục bảo vệ môi trường.... Định hướng đổi mới phương pháp dạy học...  

- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào lớn của ngành, địa phương gắn với chủ đề của từng năm học.

- Tăng cường công tác chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực và các hoạt động giáo dục khác.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Nhiệm vụ:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết với nghề, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Giải pháp:

- Tăng cường công tác tham mưu đảm bảo đủ định biên theo quy định, thực hiện công tác bồi dưỡng gắn với tự bồi dưỡng của từng CB,GV một cách hiệu quả.

          - GV chủ động vận dụng các PPDH một các linh hoạt theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS. Sử dụng bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong DH một cách hợp lí và hiệu quả. Đầu tư thời gian, động viên khích lệ GV tham gia dự thi cả về vật chất và tinh thần.

          - Các tổ CM thực hiện thường xuyên việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm cho các tổ viên, đặc biệt là các GV tham gia dự thi.

          -  Sử dụng thường xuyên, có hiệu quả đồ dùng thiết bị DH tạo thói quen sử dụng trong GV, từ đó GV có kinh nghiệm trong DH.

          - Thực hiện đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch một cách dài hạn.

Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng cơ sở vật chất , mua sắm trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 vào năm 2018 .

  - Xây dựng thêm phòng tập đa năng với diện tích 650m2 phục vụ cho các hoạt động TDTT, và các hoạt động tập thể của nhà trường.

 - Xây mới khu vệ sinh cho giáo viên và học sinh.

  - Trát lại tường , lát lại gạch men  và quét ve 8 phòng học nhà hai tầng hướng nam vì xây dựng từ năm 1997 hiện nay đã suống cấp.

- Hàng năm đóng mới và tu sửa bàn ghế, các bộ cánh cửa phòng học ,  trang thiết bị CSVC đảm bảo cho HS có điều kiện học tập tốt nhất.

Giải pháp:

            - Đề nghị UBND huyện Thanh Miện  cấp hỗ trợ kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất,  trang thiết bị cho nhà trường như: Các phòng học bộ môn (tiếng Anh, nhạc..........), nhà tập đa năng 

- Đề nghị UBND xã Hồng Quang đầu tư xây dựng  mới khu nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh. Trát lại tường , lát lại gạch men và quét lại vôi ve 8 phòng học nhà cao tầng hướng nam.

- Huy động các nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân thực hiện các sửa chữa nhỏ, mua sắm bàn ghế , đường điện , quạt cho các lớp học , xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.

- Thường xuyên kiểm tra, thống kê thiết bị, đồ dùng dạy học hết han sử dụng, hỏng để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, kế toán, nhân viên thiết bị - thư viện.

4. Xây dựng văn hóa nhà trường:

Nhiệm vụ:

- Nhà trường văn hoá: Khung cảnh đẹp - Nền nếp tốt - Chất lượng cao.

          - Nhà giáo mẫu mực: Phẩm chất tốt - Chuyên môn giỏi - Phong cách đẹp.

- Học sinh thanh lịch: Đạo đức tốt - Học tập giỏi – Lối sống đẹp.

Giải pháp:

- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đọan 1, có biện pháp giữ gìn, khai thác tốt các tài sản, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Xây dựng cảnh quan sư phạm đảm bảo xanh, sạch, đẹp; môi trường giáo dục lành mạnh, văn hóa, an toàn.

- Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật lao động, đảm bảo nề nếp làm việc, học tập, hội họp khoa học có hiệu quả.

- Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ, quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường, giữ gìn mối đoàn kết nội bộ.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất chính trị - đạo đức tốt, có tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết cao, gương mẫu, tận tụy với nghề. Luôn nêu cao ý thức tự học tự rèn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nề nếp làm việc khoa học, lối sống lành mạnh, ứng xử giao tiếp văn hóa, được học sinh và phụ huynh tin tưởng.

- Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới:

+ Có ý thức phấn đấu tu dưỡng, động cơ học tập đúng đắn. Có tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập, công tác. Có phương pháp học tập khoa học, tinh thần tự học, không ngừng nâng cao năng lực toàn diện.

+ Luôn nêu cao ý thức giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng; nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ, thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường. Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ của công. Tích cực đấu tranh chống các biểu hiện không lành mạnh và phòng chống các tệ nạn xã hội.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Ban đại diện CMHS, Công đoàn, Đoàn TN, giáo viên,

5. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Nhiệm vụ:

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

 Giải pháp:

- Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc chuyên môn của mình.

- Thi giáo án điện tử cấp trường và động viên giáo viên đăng ký dự thi cấp huyện, cấp tỉnh.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ công nghệ thông tin.

6. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

Nhiệm vụ:

 Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV. Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, từng bước nâng cao cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch giáo dục hàng năm.

Giải pháp:

 - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

- Nguồn lực tài chính:

+ Ngân sách Nhà nước.

 + Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS…”

- Nguồn lực vật chất:

 + Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

 + Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học.

  - Nguồn lực tinh thần: Sự quan tâm của phụ huynh, các tổ chức chính trị xã hội trong việc quản lý giờ giấc học bài của con em mình; tuyên truyền các chủ trương của đảng về giáo dục gắn với chính sách phát triển kinh tế - chính trị của địa phương.

Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.

          7. Xây dựng, quảng bá thương hiệu:

Nhiệm vụ:

- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường bằng cách tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đã đạt được thông qua các cuộc họp phụ huynh hoạc các cuộc họp với UBND xã về các vấn đề có liên quan đến giáo dục. 

- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS.

Giải pháp:

 Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường, bằng các hình thức:

- Thành lập trang web của nhà trường giúp cho việc tuyên truyền các kế hoạch, kết quả công việc của nhà trường được rộng rãi mọi người biết đến và cũng nhận được ý kiến tham gia của nhiều người.
- Yêu cầu mỗi thành viên trong nhà trường đều nêu cao tinh thần làm chủ, chủ động nắm bắt và tuyên truyền những tin tức tích cực nhất nhằm xây dựng thương hiệu cho nhà trường trong nhân dân, trên trang TTĐT của ngành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, phụ huynh học sinh, phòng GD&ĐT, cấp ủy, chính quyền đại phương và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

* Giai đoạn 1: Từ năm 2011 – 2012:

+ Triển khai chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo.

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng góp,  bổ sung.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung.

* Giai đoạn 2: Từ năm 2012 -  2014:

Tham mưu và thực hiện tiến độ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm.

          * Giai đoạn 3: Từ năm 2015 – 2017:

 Tham mưu và thực hiện tiến độ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm.

4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

6. Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường:

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình hành động sát với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch này.

VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ :

Trong giai đoạn 2012 – 2017, trường THCS Hồng Quang có nhiều cơ hội, song không ít những khó khăn và thách thức. Hội đồng trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2012 – 2017 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin tưởng đối với Đảng Bộ và nhân dân trong xã. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2012 – 2017 là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.

Nhà trường mong muốn UBND xã Hồng Quang , Phòng GD&ĐT, UBND Huyện Thanh Miện và các cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư kinh phí hơn nữa cho xây dựng cơ sở vật chất. Các bậc cha mẹ học sinh quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để con em được học tập đầy đủ về thời gian, nội dung bài học, môn học. Để nhà trường hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu nhiệm vụ năm học đã đề ra.

 

Nơi nhận:    

- Phòng GD&ĐT (Báo cáo) ;                                                           HIỆU TRƯỞNG

- Đảng uỷ - UBND xã (B/cáo);

- Đăng trên trang Web của trường

- Lưu VP. 

 

                                                                                             Phạm Đức Tòng

                    
 

                                                                                    

                                                                                     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                         


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Năm nay, Đảng ta tròn 83 tuổi, chừng ấy mùa xuân đã qua đi trải qua bao thăng trầm, lớp lớp đảng viên đã ng ... Cập nhật lúc : 15 giờ 42 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Chỉ đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành n ... Cập nhật lúc : 15 giờ 40 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Do công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương với đất nước và dân tộc, vì vậy ngay những năm cuối đời, Đại Vương qua đời, Kiế ... Cập nhật lúc : 15 giờ 35 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc Tết Quý Tỵ 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

... Cập nhật lúc : 15 giờ 30 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận gửi thư chúc mừng các nhà giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Báo Giáo dụ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 24 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2013
Xem chi tiết